KỸ THUẬT TRỒNG DƯA LEO TỪ A ĐẾN Z

Dưa leo là một loại cây thuộc họ bầu bí Cucurbitaceae, có tên khoa học là Cucumis sativus L. Đây là loại rau ăn quả thương mại quan trọng, nó được trồng lâu đời trên thế giới và trở thành thực phẩm của nhiều nước. Dưới đây FAMSEEDS hướng dẫn kỹ thuật trồng dưa leo đạt năng suất cao đến quý bà con.

1. Làm đất

  • Bộ rễ của dưa leo yếu và sức hấp thụ của rễ kém nên cần trồng hạt giống dưa leo trong đất giàu dinh dưỡng, đất thịt pha cát, đất thịt nhẹ, tơi xốp và màu mỡ. Độ PH đất 6-6,5, nếu dưới 5,5 thì rắc thêm vôi để tăng độ PH .Trước khi trồng hạt giống dưa leo nên trộn một ít phân hữu cơ hoặc phân vi sinh vào đất.
  • Làm đất: Do dưa leo có bộ rễ chùm phát triển kém, không ăn sâu nên cần làm đất kỹ, tơi xốp, sạch cỏ dại.

2. Xử lý hạt giống

  • Hạt giống dưa leo ngâm nước ấm (tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh) trong khoảng 4 – 6 tiếng. Sau đó, vớt ra ủ trong khăn ẩm. Khi nào hạt giống dưa leo nứt nanh nhú mầm trắng thì đem gieo tại các bầu đất hoặc khay ươm.
  • Thời gian nảy mầm: 3 – 5 ngày.

3. Gieo trồng

  • Có thể gieo ươm hạt trên khay bầu (1 hạt/bầu) hoặc gieo trực tiếp trên ruộng (gieo 1-2 hạt/hốc).
  • Nếu gieo ươm cây con bằng khay bầu thì khi cây được 2-3 lá thật có thể trồng trên đồng ruộng vào ngày mát hoặc chiều mát.
  • Khoảng cách trồng (leo giàn): cây cách cây trên hàng 35-40 cm, hàng cách hàng khoảng 1.2m, mật độ trồng: 2.100 – 2.400 cây / 1000m2.
  • Hạt gieo sâu 1 – 1,5 cm, rắc một lớp đất mịn lên trên sau đó phủ một lớp trấu hoặc rơm dạ lên trên trước khi tưới ẩm lên hạt. Nếu phủ rơm rạ, khi hạt mọc lên thì bóc bỏ rơm ra. 
  • Phân bón lót được bỏ vào hốc trước khi gieo/trồng, đảo đều và lấp một lớp đất nhẹ. 

4. Bón phân (tham khảo)

Quy trình sử dụng phân bón gốc dành cho dưa leo. (tính cho 1.000m vuông)

Giai đoạn từ khi ươm hạt đến 10 ngày tuổi: 

Đây là giai đoạn cây con nên như cầu phân không cần quá nhiều, chú ý đến độ ẩm, sâu hại là chính. Ngày 5-6 sau gieo hạt cây bắt đầu có lá thật ta dùng:

1:1 - DAP pha loãng với định mức 4kg/lần. Dùng 2 lần cách nhau 2-3 ngày.

1:2 - Root 2 kích rễ 250ml/lần, dùng 1 lần.

1:3 - K phos 300ml/1 lần.

Có thể pha chung 3 loại vào hệ thống châm phân luôn.

1:4 - Ngày 9-10 dùng 3kg NPK 30-10-10 hoặc 25-9-9 châm phân lần nữa.

Giai đoạn 10-20 ngày:

Đây là giai đoạn cây con bắt đầu sinh khối rất nhanh, đòi hỏi khá nhiều đạm và ổn định pH để cây tạo rễ, phát triển cành nhánh. Do vậy ta châm phân cứ 3 ngày/lần theo định lượng sau:

2:1 - 4kg NPK 30-10-10/lần.

2:2 - 300ml Root2/lần.

2:3-  Kphos dùng 1 lần vào ngày 15.

2:4 - MKP 500gr/lần.

2:5 - MgSO4: 250gr/lần.

2:6 - KNO3: 150gr/lần.

2:7 - CaNO3: 500gr/lân

Giai đoạn cây 20-30 ngày:

Đây là giải đoạn cực kỳ nhạy cảm vì cây vừa sinh khối lại chuẩn bị ra bông. Cũng 2-3 ngày châm phân 1 lần theo định lượng.

3:1 - 5kg NPK 16-16-8/lần.

3:2 - K2SO4: 250gr/lần

3:3 - 400ml Root2/lần

3:4 - MKP 600gr/lần.

3:5 - MgSO4: 250gr/lần.

3:6 - KNO3: 250gr/lần.

Giai đoạn cây từ 30-45 ngày: 

Đây là giai đoạn cây khá yếu vì phải ra bông, nuôi thân lá, nuôi trái non, trái lớn.... Nên lượng định dưỡng cần nhiều nhất.

Chúng ta có thể châm phân 2 ngày/lần theo định lượng.

4:1 - 6kg NPK 19-9-19/lần.

4:2 - 200ml Root2/lần.

4:3 - MKP 300gr/lần.

4:4 - MgSO4: 250gr/lần.

4:5 - KNO3: 200gr/lần.

4:6 - Ca(NO3)2: 300gr/lần.

4:7 - K2SO4: 300gr/lần.

4:8 - Phân hữu cơ nước dạng hữu hiệu như đạm cá, đạm tôm....có người dùng nhiều khoảng 500ml/1lần.

Giai đoạn 45-60 ngày:

Lúc này vẫn duy trì từ 2-3 ngày/lần châm phân.theo định lượng

5:1- 6kg NPK 19-9-19/lần.

5:2-  Đạm hữu hiệu như đạm cá, đạm tôm..... 500ml/lần.

5:3 - MKP 500gr/lần.

5:4 -MgSO4: 350gr/lần.

5:5 - KNO3: 250gr/lần.

5:6 - K2SO4: 400gr/lần.

5:7 - Ca(NO3)2: 400gr/lần.

Nếu không dùng hệ thống tưới nhỏ giọt thì ta có thể cộng dồn lượng phân bón lại theo đợt và hoà ra rồi cứ 5 ngày ta tưới gốc 1 lần.

Lưu ý: Nếu dùng hệ thống tưới nhỏ giọt thì không nên dùng Ca(NO3)2 kết hợp với các các hợp chất có gốc SO4 vì sẽ tạo ra kết tủa, làm nghẹt hệ thống tưới nhỏ giọt. 

4. Chăm sóc

  • Tiả dặm: Khi cây mọc được từ 2 – 3 lá thí tiến hành tỉa, dặm những chỗ mất khoảng.
  • Xới xáo làm cỏ: 3 lần kết hợp cùng các đợt bón phân.

+ Lần 1: Khi cây có 3 – 4 lá thật tiến hành xới xáo nhẹ và vun gốc nhẹ.

+ Lần 2: Khi cây có 9 – 10 lá thật sau khi bón thúc tiến hành xới xáo, làm cỏ kết hợp vét rãnh, vun cao cho cây.

+ Lần 3: Khi cây có quả tiến hành bón phân kết hợp với xới, làm cỏ, vun gốc.

  • Tưới nước: Dưa leo là cây đòi hỏi tương đối nhiều nước, từ sau khi cây mọc đã phải tưới nước cho cây.

+ Giai đoạn cây con có 3 – 4 lá thật đến 9 – 10 lá thật tưới bằng thùng ô doa hoặc gánh nước tưới, nếu trời nắng, khô hanh tưới một ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.

+ Giai đoạn từ bắt đầu ra hoa đến có quả: Nên sử dụng phương pháp tưới ngấm nước theo rãnh. Cứ mỗi tuần tháo nước vào rãnh cho ngập lưng rãnh 1 lần để đất luôn đủ ẩm cung cấp nước cho cây.

  • Làm giàn: Làm giàn khi cây cao khoảng 30-35 cm, làm giàn kiểu chữ A cao. Làm giàn tốt góp phần làm tăng năng suất từ 20 – 30%.

5. Phòng trừ sâu bệnh

Hạt giống dưa leo thường gặp một số loại bệnh nhưng phổ biến nhất là bệnh sương mai, phấn trắng. Cần theo dõi thương xuyên và có cách phòng trừ, xử lý kịp thời.

Sưu tầm