Chiết cành bưởi đúng kỹ thuật

Kỹ thuật chiết cành bưởi là cách mà người dân sử dụng để nhân giống hiệu quả. Cây bưởi khi được chiết cành sẽ phát triển tốt, khỏe mạnh và vẫn được duy trì những đặc tính của cây mẹ

Cách chiết cành là gì?

Cách chiết cành là một trong những kỹ thuật, phương pháp kích thích rễ phát triển từ một cành khác (cành từ cây mẹ). Sau đó, người dân sẽ cắt một phần dưới rễ để tạo ra một cây bưởi độc lập. Đây có thể gọi theo cách khác là phương pháp nhân giống vô tính.

Kỹ thuật chiết cành bưởi là cách mà người dân sử dụng để nhân giống hiệu quả. Cây bưởi khi được chiết cành sẽ phát triển tốt, khỏe mạnh và vẫn được duy trì những đặc tính của cây mẹ.

Thêm vào đó, khi thu hoạch quả bưởi, năng suất của trái sẽ đạt chất quả tốt và màng về nhiều giá trị kinh tế cho người dân. Chính vì vậy, chiết cành bưởi là một trong các phương pháp tiết kiệm chi phí canh tác cho người dân nhưng mang lại nguồn thu nhập cao hơn.

Thời điểm mà người dân chiết cành bưởi

Đôi lúc cây bưởi sẽ không đạt hiệu quả cao hoặc phát triển kém khi thực hiện chiết cành. Nguyên nhân đến từ việc người dân thực hiện phương pháp này không đúng thời điểm thích hợp. Có 3 thời điểm quan trọng, phù hợp cho việc chiết cành bưởi mà người dân cần lưu ý:

+ Thời điểm thứ nhất là vào mùa xuân, việc chiết cành bưởi sẽ thuận lợi hơn Về điều kiện thời tiết, độ ẩm trong thời gian này sẽ không quá khó khăn cho người dân chiết cành. Thêm nữa, cây bưởi sẽ có khả năng phát triển tốt và khỏe mạnh trong thời kỳ này.

+ Tiếp theo là vào khoảng thời gian cuối tháng 8, người dân thường chiết cành để có thể thu hoạch bưởi ở vụ thu. Tuy nhiên, người dân lưu ý thực hiện chăm sóc thường xuyên vì đây là giai đoạn sâu bệnh thường xuyên tấn công lên cây bưởi.

+ Cuối cùng là giai đoạn tháng 4, thời điểm mà người dân thực hiện chiết cành chỉ khi bưởi trong giai đoạn lấy quả.

Một vài lưu ý cho mọi người khi chiết cành bưởi

Không nên thực hiện phương pháp chiết cành vào tháng 2 và tháng 10. Nguyên nhân là vì tháng 10 là thời điểm bưởi vào nước nên việc chiết cành sẽ làm giảm độ ngọt và chất lượng của bưởi. Chiết cành vào tháng 2 sẽ làm số lượng hoa tạo ra ít hơn và ảnh hưởng đến số lượng quả.

Các cành bưởi sử dụng với mục đích chiết sẽ là cành giúp cây định hình các tán cây khi phát triển. Chính vì vậy mà người dân nên đặt cành chiết tại những nơi không làm mất khả năng phát triển hoặc bị thui chột.

Hơn thế nữa, người dân có thể sử dụng các nhánh đơn lẻ, phát triển còi cọc làm giống. Không nên sử dụng các cành cây cấp 2 hoặc những cành nằm sâu bên trong không tiếp xúc với ánh sáng.

Các bước thực hiện cách chiết cành bưởi đúng cách

Chuẩn bị dụng cụ chiết cành bưởi

Trước tiên, người dân cần chuẩn bị một số công cụ, dụng cụ chuyên dùng cho việc chiết cành bưởi. Các công cụ bao gồm:

Chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết để thực hiện kỹ thuật chiết cành bưởi.

Kéo khoanh vỏ.

Hãy kiểm tra độ sắc bén của dụng cụ để việc thực hiện dứt khoát. Nên vệ sinh dụng cụ trước và sau khi thực hiện quá trình chiết cành để không ảnh hưởng đến cây.

Xây dựng bầu đất và chuẩn bị cành chiết

Khi chọn cành chiết, người dân nên lựa chọn các cành từ cây mẹ và có sức khỏe tốt. Đảm bảo cây không bị nhiễm bệnh hoặc sâu hại tấn công. Cây có độ tuổi từ 5 – 10 năm tuổi sẽ phù hợp cho việc chiết cành.

Ngoài ra, người dân nên chọn các cành chiết có các yếu tố sau:

Các cành bánh tẻ có từ 2 -3 nhánh.

Đường kính của cành bưởi phù hợp là 3cm.

Chiều dài của cành có thể nằm trong khoảng từ 40 – 50cm.

Chuẩn bị giá thể và đất cuốn

Đất bùn sau khi vớt từ ao hồ lên đem phơi nắng sẽ tạo ra đất cuốn. Thời gian phơi kéo dài từ 2 – 3 ngày cho đến khi đất dẻo quánh lại.

Chuẩn bị bầu đất bó vị trí chiết cành bưởi

Chúng tôi khuyến khích người dân sử dụng đất bùn để làm đất cuốn. Vì trong bùn có chứa các chất hữu cơ tốt hỗ trợ cho việc chiết cành bưởi. Nhưng người dân không nên bỏ qua bước khử trùng bằng cách phơi nắng và dùng rơm khô trộn vào để tăng độ bám cho đất cuốn.

Khoanh vỏ kích thích rễ

Khoanh vỏ cành bưởi cần chiết để kích thích ra rễ mới

Bước 1: Sử dụng dao chiết cành và khử trùng dụng cụ trước khi thực hiện khoanh vỏ.

Bước 2: Rạch 2 vòng tròn sao cho chúng cách nhau 4cm tại điểm mà người dân muốn kích thích cây mọc rễ. Nên rạch điểm kích thích cho đến khi chạm đến phân sinh gỗ.

Bước 3: Tại giữa 2 vòng tròn vừa rạch, người dân cần cạo sạch lớp vỏ bên ngoài. Hạn chế làm vết rạch này bị nát vì chúng có thể gây thối hoặc bị sâu hại tấn công và gây bệnh.

Bó bầu đất

Sử dụng phần đất bùn đã phơi cuốn quanh điểm chiết cành. Lưu ý nên sử dụng phần đất vừa đủ để quấn chặt và không quán quá nhỏ.

Bó bầu đất vào vị trí cành bưởi vừa chiết để kích thích ra rễ mới, nhân giống cây bưởi

Quấn thêm một lớp nilon trắng để bảo vệ bầu đất và tiện cho việc quan sát quá trình phát triển của cây.

Để đảm bảo chắc chắn hơn, người dân cần có định lại 2 đầu của điểm chiết cành bằng dây. Phần dưới buộc hở để lưu thông khí bên trong và phần phía trên sẽ buộc chặt để che mưa.

Cắt cành và ra rọ

Sau khoảng 3 tháng kể từ khi người dân thực hiện chiết cành bưởi, nếu thấy các bộ của cây phát triển đầy đủ, người dân có thể tiến hành cắt cành. Việc cắt cành ở giai đoạn này đòi hỏi người dân phải thật cẩn thận và nhẹ nhàng. Tránh làm vỡ bầu đất gây ảnh hưởng đến cây con.

Khi hoàn tất quá trình cắt cành, bước tiếp theo người dân có thể trồng hoặc ươm trong bầu đất để cây phát triển và sống tốt.

Nguồn: sưu tầm