Trồng rau thủy canh: Tất tần tật thông tin bạn cần biết!

Phương pháp trồng rau thủy canh ngày càng phổ biến và được ứng dụng rộng rãi trong ngành nông nghiệp ở nước ta. Với những ưu điểm như: Tiết kiệm sức lao động, giảm thiểu sâu bệnh hại, nâng cao năng suất, chất lượng rau thành phẩm,… kỹ thuật này đã chứng minh hiệu quả ngay cả khi áp dụng ở quy mô nhỏ tại hộ gia đình hay quy mô lớn tại các trang trại. Trong bài viết này, cùng Hachi tìm hiểu về Quy trình & kỹ thuật, thông tin cần biết về trồng rau thủy canh.

1. Rau thủy canh là gì?

Thủy canh là phương pháp trồng cây không trồng và hấp thụ dinh dưỡng trực tiếp từ đất mà sử dụng các nguồn dinh dưỡng nhân tạo. Cây sẽ được trồng vào các loại giá thể như xơ dừa, mút xốp,… và được cung cấp dinh dưỡng từ nước dinh dưỡng. Rau thủy canh là loại rau được trồng trong môi trường dung dịch dinh dưỡng hay gọi đơn giản là loại rau được trồng trên nước.

Trồng rau thủy canh
Rau cải thủy canh tại một trang trại của Hachi

2. Trồng rau thủy canh là gì?

Trồng rau thủy canh là kỹ thuật trồng rau không sử dụng môi trường đất tự nhiên để trồng, rau sẽ được trồng trên các loại giá thể để giữ rau đứng vững và hỗ trợ cho sự phát triển, rau sẽ hấp thụ dinh dưỡng từ dung dịch thủy canh để sinh trưởng, phát triển.

Trồng rau thủy canh
Rau xà lách thủy canh

3. Trồng rau thủy canh có ưu và nhược điểm gì?

So với mô hình trồng rau truyền thống phương pháp thủy canh có một số ưu nhược điểm sau:

3.1. Ưu điểm

  • Cho năng suất cao hơn, chất lượng rau đồng đều hơn: Nhờ viecj kiểm oats được dinh dưỡng mà cây hấp thụ rau tròng trong hệ thống thủy canh cho năng suất cao hơn từ 3 – 10 lần mô hình truyền thống. 
  • Hạn chế được sâu bệnh: Nguồn sâu bệnh từ đất là vấn đề lớn trong các hệ thống trồng rau truyền thống. Nhờ việc không sử dụng đất trồng, thủy canh giúp hạn chế từ 60 – 80% khả năng sâu bệnh
  • Tiết kiệm công chăm sóc: Dinh dưỡng và nguồn nước để hòa trộn vào nhau để cung cấp cho cây trồng. Bạn sẽ không cần mất công tưới và bón phân cho cây. Ngoài ra, Nhờ việc hạn chế được sau bệnh, mô hình này còn giúp người trồng tiết kiệm được công xử lý sâu bệnh.
  • Kiểm soát chất lượng rau trồng: Các cây trong hệ thống thủy canh sẽ được chăm sóc với chế độ đồng đều giống nhau. Chính vì vậy, chất lượng cây trồng sẽ đạt mức đồng đều cao, phù hợp cho sản xuất kinh doanh. Ngoài ra việc kiểm soát được hàm lượng dinh dưỡng cây hấp thụ và môi trường trồng giúp người trồng kiểm soát được chất lượng cây thủy canh.
Trồng rau thủy canh
Kỹ thuật trồng rau thủy canh giúp kiểm soát chất lượng rau tốt
  • Trồng được nhiều loại cây trái vụ: Với thủy canh việc trồng cải vào mùa hè hay trồng rau muống vào mùa đông là hoàn toàn có thể. Điều này được thực hiện nhờ việc kiểm soát môi trường trồng. Bạn có thể tạo nên môi trường trồng mát hơn vào mùa hè và ấm hơn vào mùa đông. Các loại cây khó trồng bằng phương pháp truyền thống tại Việt Nam như xà lách thủy tinh, xà lách Mỹ có thể trồng trong các nhà màng thủy canh. 

3.2. Nhược điểm

  • Chi phí lắp đặt cao: Đây cũng là nhược điểm lớn nhất khiến nhiều người ngần ngại khi đầu tư. Chi phí lắp đặt hệ thống thủy canh có thể cao hơn từ  3 – 5 lần so với hệ thống trồng truyền thống.
Kỹ thuật trồng rau thủy canh
Chi phí đầu tư hệ thống trồng rau thủy canh khá cao
  • Chi phí bảo trì sửa chữa: Đi cùng với chi phí lắp đặt trang thiết bị là chi phí bảo trì các trang thiết bị này
  • Hạn chế loại cây trồng: Các mô hình thủy canh hiện nay thường phù hợp với các loại rau ăn lá, rau ăn quả và củ. Còn đối với các loại trái cây lâu năm mô hình trồng truyền thống vẫn là sự lựa chọn tốt nhất

4. So sánh điểm khác nhau giữa rau trồng thủy canh và thổ canh

Trồng rau thủy canh Trồng rau thổ canh
Môi trường trồng Trồng trong nước, dinh dưỡng được cung cấp cho cây qua nước dinh dưỡng. Trồng trên đất, dinh dưỡng cho cây được cung cấp cho cây theo thời kì bằng cách bón vào đất.
Diện tích Tận dụng diện tích không gian tối đa, canh tác trong nhiều điều kiện khác nhau. Diện tích trồng hạn chế, không tối ưu không gian do chỉ trồng được trên đất
Mức độ an toàn Ít sử dụng thuốc bảo vệ, an toàn cho sức khỏe người dùng Thường sử dụng thuốc bảo vệ thực vật dạng phun, dạng bón,… có nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Chi phí Chi phí đầu tư cao (Giá thể, hệ thống thủy canh, dinh dưỡng thủy canh…) Chi phí đầu tư cao

5. Quy mô trồng rau thủy canh

5.1. Trồng rau thủy canh tại nhà

Phương pháp trồng rau thủy canh có thể áp dụng với quy mô nhỏ trồng tại nhà để cung cấp nguồn rau sạch cho gia đình. Khi trồng tại nhà, bạn không cần phải thiết kế giàn thủy canh hiện đại mà có thể tận dụng các thùng xốp để chứa dinh dưỡng thủy canh trồng cây.

Kỹ thuật trồng rau thủy canh
Thùng xốp thường được tận dụng để trồng rau thủy canh tại nhà

Trồng thủy canh giúp các hộ gia đình có thể trồng rau ngay tại nhà, ngay cả ở ban công hay sân thượng mà không cần sử dụng đất, không cần khu vực trồng có diện tích rộng. Vì phương pháp này giúp tận dụng tối đa diện tích.

5.2. Trồng rau thủy canh quy mô kinh tế nông nghiệp công nghệ cao

Trồng rau thủy canh quy mô lớn đã chứng minh hiệu quả và đem lại thu nhập cao cho các chủ trang trại. Trồng thủy canh công nghệ cao thường sử dụng nhà màng, giàn trồng thủy canh, hệ thống cung cấp dinh dưỡng, hệ thống tưới tự động,… giúp tự động hóa việc chăm sóc rau, tối ưu về nhân lực chăm sóc.

Vì vậy, chi phí đầu tư ban đầu cho hệ thống trồng rau thủy canh quy mô kinh tế nông nghiệp công nghệ cao khá cao, nhưng về lâu dài đây là khoản đầu tư xứng đáng và mang lại hiệu quả kinh tế khi mang lại năng suất cao, cho rau chất lượng tốt.

6. Mô hình trồng rau thủy canh

  • Hệ thống thủy canh tĩnh
kỹ thuật trồng rau thủy canh
Hệ thống thủy canh tĩnh
kỹ thuật trồng rau thủy canh
Hệ thống thủy canh hồi lưu
  • Hệ thống khí canh
kỹ thuật trồng rau thủy canh
Hệ thống khí canh
  • Hệ thống tưới nhỏ giọt trên nền giá thể
Kỹ thuật trồng rau thủy canh
Hệ thống tưới nhỏ giọt trên nền giá thể

7. Trồng rau thủy canh cần những gì?

  • Hạt giống rau: Tùy theo nhu cầu bạn có thể chọn các loại hạt giống rau khác nhau nhưng lưu ý nên mua giống rau ở những địa chỉ uy tín, chất lượng, lựa chọn loại hạt giống sạch bệnh.
  • Vật liệu dụng cụ: Thùng xốp, thùng thủy canh chuyên dụng, khay trồng thủy canh; Rọ thủy canh; Giá thể trồng rau thủy canh.
  • Dinh dưỡng thủy canh: Bạn nên mua dinh dưỡng thủy canh phù hợp với loại rau bạn trồng, pha dinh dưỡng thủy canh đúng nồng độ theo hướng dẫn.
  • Kiến thức về các loại rau trồng thủy canh: Cách trồng rau thủy canh thường đi qua các bước cơ bản, tuy nhiên với mỗi loại rau cụ thể sẽ có các lưu ý cho từng bước, cách chăm sóc khác nhau. Vì vậy bạn nên trang bị cho mình kiến thức trồng các loại rau thủy canh để áp dụng đúng và mang lại hiệu quả tốt.
  • Vị trí trồng: Khu vực trồng rau thủy canh cần thoáng mát, có đủ ánh sáng.

8. Hướng dẫn trồng và chăm sóc rau thủy canh đúng cách

8.1. Cách trồng tại nhà

Mời bạn tham khảo hướng dẫn chi tiết cách trồng rau thủy canh tại nhà bằng chai nhựa và cách trồng rau thủy canh bằng thùng xốp

8.2. Cách trồng quy mô nông nghiệp lớn

Mời bạn tham khảo hướng dẫn chi tiết cách trồng rau thủy canh quy mô lớn

9. 1 số quy chuẩn chung chăm sóc và thu hoạch rau thủy canh cơ bản

9.1. Ánh sáng

Thông thường, các loại rau thủy canh đều yêu cầu lượng ánh sáng ở mức trung bình, khá. Bạn nên tận dụng ánh sáng tự nhiên từ mặt trời để giúp rau sinh trưởng và phát triển tốt. Trường hợp hạn chế về ánh sáng tự nhiên, bạn có thể cung cấp cho rau ánh sáng nhân tạo từ đèn led hoặc đèn huỳnh quang.

Quy trình trồng rau thủy canh
Cần cung cấp đầy đủ ánh sáng để rau phát triển tốt

9.2. Vị trí

Vị trí trồng rau thủy canh cần đảm bảo sự thoáng mát, đủ ánh sáng. Cần tránh những vị trí nắng quá gắt và gió mạnh. Vị trí trồng nên có mái che để tránh nắng gắt (làm héo rau) và tránh nước mưa (làm loãng dung dịch thủy canh).

9.3. Nhiệt độ

Nhiệt độ trong các hệ thống thủy canh cũng là vấn đề đáng lưu tâm. Nhiệt độ cần kiểm soát khi trồng thủy canh bao gồm: nhiệt độ dinh dưỡng và nhiệt độ môi trường. Ở Việt Nam, hệ thống thủy canh thường gặp vấn đề khi nhiệt độ quá cao. Để xử lý vấn đề này, chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp như xây bể ngầm, lắp đặt hệ thống làm mát không khí như quạt thông gió, coolingpad.

9.4. Nước

Khi trồng rau thủy canh, cần tuyệt đối tránh cạn nguồn nước cung cấp cho rau vì đây là nguồn nuôi dưỡng duy nhất cho cây. Thông thường, bạn chỉ nên để nước ngập bộ rễ của rau, tránh ngập lên thân rau vì có thể gây úng và chết cây.

9.5. Dinh dưỡng thủy canh

Có thể chia các vấn đề về dinh dưỡng thủy canh thành các nhóm sau:

  • Nhóm vấn đề về tỉ lệ chất dinh dưỡng: Dung dịch thủy canh chứa các chất mà cây trồng cần theo tỉ lệ phù hợp. Chỉ cần thiếu hoặc thừa một trong các chất này cây sẽ thể hiện ngay các biểu hiện như vàng lá, thối rễ, lá móng, hương vị ảnh hưởng,…
  • Nhóm vấn đề về nồng độ dinh dưỡng: Nồng độ dinh dưỡng ppm là nồng độ các chất dinh dưỡng có trong dung dịch dinh dưỡng. Nồng độ dinh dưỡng cho cây thủy canh cần điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn trồng và từng loại cây trồng. Nồng độ dinh dưỡng cao có thể khiến cây bị ngộ độc hoặc ảnh hưởng đến chỉ số an toàn của rau trồng Trong khi nồng độ dinh dưỡng thấp sẽ khiến cây bị còi cọc thiếu chất
  • Nhóm vấn đề về chỉ số pH: Chỉ số pH cũng là một chỉ số quan trọng của dinh dưỡng thủy canh. pH thấp, tính axit quá cao sẽ khiến cây chết nhanh chóng. pH quá cao cũng khiến cây còi cọc, chậm phát triển
Quy trình trồng rau thủy canh
Đảm bảo đủ lượng, đủ nồng độ dinh dưỡng thủy canh cho cây

9.6. Phòng côn trùng sâu bệnh hại

Nguồn sâu bệnh từ đất là vấn đề lớn trong các hệ thống trồng rau truyền thống. Nhờ việc không sử dụng đất trồng, thủy canh giúp hạn chế từ 60 – 80% khả năng sâu bệnh. Tuy nhiên bạn vẫn nên áp dụng tốt các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại khi trồng rau thủy canh như:

  • Lựa chọn giống sạch bệnh, kháng sâu bệnh tốt
  • Đảm bảo vệ sinh dụng cụ, thiết bị trồng
  • Cung cấp nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng phù hợp cho cây trồng
  • Thường xuyên kiểm tra để phát hiện sâu bệnh kịp thời

Khi phát hiện sâu bệnh, cần xử lý sớm để tránh lây lan rộng, nên sử dụng các biện pháp trị sâu bệnh hữu cơ, sinh học để đảm bảo độ an toàn của rau.

Quy trình trồng rau thủy canh
Sâu hại trên rau trồng thủy canh

9.7. Thu hoạch

Tùy thuộc và loại rau và nhu cầu sử dụng, bạn có thể thu hoạch cả cây hoặc tỉa lá và để lại rễ để rau tiếp tục cho thu hoạch những đợt sau. Sau khi thu hoạch, bạn rửa sạch rau và bảo quản lạnh để sử dụng hoặc đóng gói để cung cấp cho các đơn vị.

Quy trình trồng rau thủy canh
Thu hoạch rau thủy canh

10. Giải đáp 1 số câu hỏi liên quan đến rau trồng thủy canh

10.1. Trồng rau thủy canh có hại cho môi trường không?

Trồng rau thủy canh không có hại cho môi trường, ngược lại đây là một phương pháp nông nghiệp xanh, sạch, thân thiện với môi trường. Vì phương pháp này giúp giảm thiểu việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tăng diện tích cây xanh, giảm hàm lượng khí thải CO2, tăng sinh dưỡng khí O2…

Quy trình trồng rau thủy canh
Trồng thủy canh là phương pháp xanh, sạch, thân thiện với môi trường

10.2. Trồng rau thủy canh mang lại hiệu quả kinh tế cao không?

Chi phí đầu tư hệ thống trồng rau thủy canh công nghệ cao khá cao, tuy nhiên về lâu dài lại mang lại hiệu quả kinh tế cao:

  • Hệ thống này có thể sử dụng trong khoảng thời gian dài
  • Giúp giảm tối đa chi phí nhân công chăm sóc rau
  • Tránh các tác động xấu từ môi trường ảnh hưởng để sự sinh trưởng và phát triển của rau
  • Giảm thiếu tối đa chi phí cho thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu do trồng rau thủy canh hạn chế từ 60 – 80% khả năng sâu bệnh.
  • Nâng cao năng suất, chất lượng rau từ đó đảm bảo đầu ra và giá bán của rau, từ đó mang lại lợi nhuận cao.

10.3. Các loại rau trồng được thủy canh

Các loại rau được trồng thủy canh phổ biến, cho hiệu quả cao: Rau xà lách, rau cải ngọt, rau muống, rau cải kale, rau dền, rau cải bó xôi, các loai rau thơm, rau má, rau diếp cá,…