Nông Sản Sạch Và Những Lợi Ích Cho Người Tiêu Dùng
Nông sản sạch và an toàn đảm bảo sức khỏe cho mọi nhà. Thế nhưng vẫn có nhiều cách hiểu về nông sản sạch và nhầm lẫn với nông sản hữu cơ hay nông sản an toàn.
Nông sản sạch và an toàn đảm bảo sức khỏe cho mọi nhà. Thế nhưng vẫn có nhiều cách hiểu về nông sản sạch và nhầm lẫn với nông sản hữu cơ hay nông sản an toàn. Vậy nông sản như thế nào mới đáp ứng tiêu chí sạch khi người tiêu dùng ngày càng khắt khe trong việc lựa chọn thực phẩm.
1. Bạn Đã Thật Sự Hiểu Về Nông Sản Sạch
Theo VFGAP, khái niệm nông sản được hiểu là những sản phẩm, thành phẩm từ ngành sản xuất hàng hóa. Nó được tạo ra thông qua quá trình trồng trọt và sự phát triển của cây trồng. Nông sản là khái niệm rất rộng. Có rất nhiều mặt hàng từ quá trình sản xuất nông nghiệp.
Vậy nông sản sạch là gì? Nông sản sạch là những loại nông sản thu được từ quy trình sản xuất theo các tiêu chuẩn nhất định. Nó bao gồm việc hạn chế thấp nhất hoặc không sử dụng phân hóa học, chất kích thích, thuốc trừ sâu. Nông sản thu được phải đảm bảo không chứa dư lượng chất hóa học, kim loại nặng có ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
2. Cách Chọn Nông Sản Sạch
Để lựa chọn được nông sản sạch chúng ta cũng cần một số lưu ý. Cùng Defarm tìm hiểu cách để chọn nông sản sạch nhé!
Đầu tiên, hình dáng sẽ cho ta biết nông sản còn tươi ngon hay không. Nên chọn nông sản không bị dập nát hay thâm, có mùi khó chịu. Rau củ xuất hiện dấu hiệu lạ là rau củ đã bị hư hỏng hoặc có liên quan đến yếu tố thuốc trừ sâu. Rau củ xanh, tươi và to hơn bình thường là do thuốc kích thích tăng trưởng. Bạn chỉ cần để một thời gian là lá sẽ héo rũ. Nên lưu ý những vấn đề này bạn nhé!
Màu của nông sản sạch thường là màu xanh bình thường, không quá tươi và bóng mượt. Bạn cũng có thể ngửi mùi hương của chúng. Rau tự nhiên sẽ có mùi thơm. Nếu ngửi thấy mùi lạ, mùi hắc thì không nên chọn. Nông sản chất lượng cầm sẽ có cảm giác nặng tay.
Một số lưu ý thông minh cho bạn nữa là nên dùng rau củ đúng mùa. Nông sản trái mùa dễ bị sử dụng thuốc bảo quản để phát triển tốt.
3. Lưu Ý Khi Sản Xuất Nông Sản Sạch Cho Farmstay
Nông sản sạch trong farmstay đảm bảo chất lượng đang được người tiêu dùng lựa chọn nhiều hơn. Canh tác hữu cơ đang là phương pháp được sử dụng nhiều tạo ra nông sản đảm bảo sạch và an toàn. Phương pháp này giúp loại bỏ hoàn toàn chất hóa học bảo vệ thực vật trong canh tác. Nông nghiệp sạch sản xuất dựa trên các tiêu chuẩn, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất để đảm bảo chất lượng. Mô hình sản xuất nông nghiệp sạch tạo ra nông sản sạch.
Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được nhiều người quan tâm. Do đó nông sản sạch đang là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng. Nó cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Nông sản sạch cần đảm bảo các yếu tố tiêu chuẩn sau:
3.1. Nông Sản Phải Được Trồng Trên Đất Sạch
Đất sạch là đất không chứa các kim loại nặng, tồn dư chất bảo vệ thực vật và không có giun sán, không chứa nhiều ion NO3. Các chất này cây trồng hấp thụ sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người khi sử dụng chúng. Đất sạch được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng giúp cây trồng phát triển tốt. Đất phèn, đất mặn hay thiếu độ phì nhiêu sẽ không đảm bảo môi trường dinh dưỡng để cây phát triển hiệu quả.
Đất sạch giúp cây hấp thụ chất tốt tăng khả năng chống lại các loại sâu bệnh. Các khu vực sản xuất nông sản cần tránh xa các nhà máy, xí nghiệp hay bệnh viện. Bởi vì những khu vực này có nhiều hóa chất được thải ra trong quá trình hoạt động. Farmstay là một môi trường lý tưởng để sản xuất nông sản sạch.
3.2. Giảm Tối Đa Việc Sử Dụng Phân Bón Vô Cơ
Phân bón vô cơ là một loại phân bón hóa học cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho cây. Nó có những ưu điểm như tính dễ tan, cây nhanh hấp thụ. Nhưng sử dụng nhiều phân vô cơ sẽ gây hại đến đất và cây trồng trong farmstay. Phân bón hóa học đa số có nguồn gốc từ axit nên sẽ làm chua đất, giảm độ pH, đất đai bị nhiễm độc, tích lũy các kim loại nặng, phá vỡ cấu trúc đất. Sử dụng nhiều loại phân này gây ô nhiễm môi trường, tồn dư chất hóa học trong cây. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng.
Để sản xuất nông sản sạch thì cần giảm tối đa việc sử dụng phân bón vô cơ. Chỉ sử dụng trong trường hợp thật sự cần thiết. Sử dụng phân hữu cơ là giải pháp hữu hiệu để thay thế phân vô cơ và đảm bảo an toàn cho môi trường tự nhiên. Các loại phân bón hữu cơ nên sử dụng trong farmstay như là phân chuồng ủ, phân trùn quế, các loại phân hữu cơ vi sinh và sinh học,…
3.3. Không Sử Dụng Phân Bắc, Phân Chuồng Tươi Để Bón Cho Cây
Phân bắc, phân chuồng tươi còn chứa các vi sinh vật hay các chất độc có hại cho cây và đất trồng. Những chất này có thể tồn dư trong nông sản thu hoạch. Không nên sử dụng phân này để bón trực tiếp cho cây. Cần thực hiện các bước ủ hoai để giải trừ chất độc. Trong farmstay, các loại phân này sau khi được ủ và bón sẽ giúp cho cây trồng tăng năng suất cao.
3.4. Trước Thu Hoạch Không Sử Dụng Thuốc Trừ Sâu Hóa Học, Chất Kích Thích Tăng Trưởng
Khi sử dụng thuốc trừ sâu hóa học hay chất kích thích tăng trưởng, cây trồng hay nông sản cần thời gian để tiêu thải chất tồn dư. Trước khi thu hoạch thì không nên sử dụng các chất này. Thời gian quá ngắn, các chất hóa học chưa được phân giải hết còn đọng lại trong cây, quả. Khi con người sử dụng sẽ gián tiếp ăn phải các chất này gây nguy hại sức khỏe về lâu dài. Sản xuất nông sản sạch sẽ hạn chế tối đa thuốc trừ sâu hay chất kích thích tăng trưởng.
3.5. Nông Sản Phải Qua Đánh Giá, Kiểm Định
Yêu cầu nhập khẩu nông sản của các thị trường trên thế giới rất nghiêm ngặt. Nhà sản xuất và xuất khẩu cần tuân thủ quy định do các tổ chức công xây dựng. Việc này nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường và sức khỏe người tiêu dùng. Mỗi nước thường có những quy định khác nhau. Nó còn tùy thuộc vào các loại sản phẩm. Phần lớn các quy định đều tập trung đến chất lượng, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kích thước, trọng lượng và ghi nhãn bao bì.
Nông sản phải trải qua quá trình đánh giá và kiểm định của các cơ quan có uy tín. Nông sản vượt qua kiểm định chất lượng thì có thể rộng cửa xuất khẩu. Hiện trung tâm kiểm định chung thì sở khoa học – công nghệ ở tỉnh nào cũng có. Ngoài ra có thể kiểm định tại các công ty kiểm định.
4. Các Giấy Chứng Nhận Nông Sản Sạch
4.1. Tiêu Chuẩn Gap
GAP được viết tắt bởi từ Good Agricultural Practices. Nó có nghĩa là quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. Đây là một phương pháp được áp dụng vào quá trình sản xuất để đảm bảo sản phẩm nông sản an toàn và hợp vệ sinh. Quá trình sản xuất từ lúc chuẩn bị, sản xuất cho đến thu hoạch và đóng gói đều được kiểm soát nghiêm ngặt. Mỗi quốc gia có một tiêu chuẩn khác nhau về nhập khẩu nông sản. Vì vậy khi muốn xuất khẩu nông sản cần tìm hiểu các yêu cầu của nước đó.
4.2. Tiêu Chuẩn ISO 22000
Tiêu chuẩn ISO 22000 gọi là hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (Food safety management systems). Chứng nhận ISO 22000 là thực hiện đánh giá việc xây dựng, áp dụng và cải tiến trong quá trình sản xuất, bảo quản, vận chuyển thực phẩm trong tổ chức, doanh nghiệp,… Việc được chứng nhận ISO 22000 cho phép một công ty cho khách hàng thấy họ có một hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. ISO là một tổ chức quốc tế độc lập và phi chính phủ. Họ phát triển các tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu quả của các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống.
5. Những Mô Hình Sản Xuất Nông Sản Sạch Thành Công
5.1. Mô Hình Trồng Rau Sạch Ở Hà Nội
Trong những năm gần đây, các cấp Hội Nông dân thành phố đã nhân lên nhiều mô hình sản xuất nông sản an toàn theo chuỗi. Từ đó, các vùng nông sản chuyên canh quy mô lớn được hình thành, góp phần nâng cao đời sống nông dân.
Với vườn đu đủ sạch gần 1ha, hằng năm, gia đình bà Nguyễn Thị Lan ở xã Nam Sơn (huyện Sóc Sơn) thu về hơn 250 triệu đồng. Loại cây này chăm sóc dễ, trồng đúng quy trình VietGAP. Chất lượng quả ngon, mẫu mã đẹp, giá trị dinh dưỡng cao. Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, các mô hình do hội nông dân xã triển khai đều là những mô hình sản xuất sạch. Cụ thể, đó là khu vực trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại thôn Đại Từ với diện tích 10ha.
Hay như mô hình trồng rau hữu cơ với nguyên tắc “6 không” được triển khai đồng loạt trên cây rau. Hợp tác xã có hơn 30 chủng loại rau, củ, quả trồng theo từng mùa vụ. Hiện diện tích quản lý lên tới gần 285ha, diện tích chuyên trồng rau là 250ha. Còn lại là trồng cây ăn quả. Trong 250ha trồng rau, có 15ha trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và khoảng 235ha trồng rau an toàn.
5.2. Nông Dân Đà Nẵng Trồng Rau Sạch
Những năm gần đây, nông dân huyện Hòa Vang và quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đầu tư, chuyển đổi các mô hình sản xuất truyền thống sang các mô hình nông sản sạch. Nông sản sử dụng phân hữu cơ, hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật. Cung cấp nông sản sạch góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và môi trường sống.
Nằm ở xã Hòa Ninh (huyện Hòa Vang), hợp tác xã rau, hoa, củ, quả Hòa Vang của ông Nguyễn Thắng là một trong những mô hình nông nghiệp công nghệ cao đầu tiên trên địa bàn này. Trên diện tích hơn 1ha, ông Thắng xây dựng nhà kính, làm đất hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao. Ông trồng các loại nông sản phù hợp với điều kiện khí hậu.
Tất cả các sản phẩm nông sản đã được Công ty CP Chứng nhận GlobalCert chứng nhận phù hợp với VietGap. Tính đến thời điểm này, toàn thành phố đã hình thành 16 mô hình ứng dụng công nghệ cao đối với các sản phẩm rau, hoa, nấm. Trong đó sản xuất rau an toàn, sạch đạt chuẩn VietGAP tiêu thụ trên toàn thành phố là 484ha. Tất cả được sản xuất theo hướng hữu cơ, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.
6. Lợi Ích Khi Tạo Ra Nông Sản Sạch Trong Farmstay
6.1. Lợi Ích Của Nông Sản Sạch
Đối với người tiêu dùng: Vấn đề sức khỏe luôn được chú trọng. Sử dụng nông sản sạch trong farmstay là lựa chọn thông minh đối với khách hàng. Toàn bộ quy trình đảm bảo sạch dẫn đến chất lượng nông sản cao, không tồn dư thuốc hóa học hay chất bảo quản đảm bảo an tâm khi sử dụng. Trồng nông sản sạch giúp cho môi trường đất, nước, không khí trong farmstay được bảo vệ. Nó đảm bảo an toàn sức khỏe và không gian trải nghiệm của du khách trong farmstay.
Đối với doanh nghiệp: Nông sản sạch có vai trò giúp doanh nghiệp ổn định nguyên liệu đầu vào và dễ kiểm soát chất lượng đầu ra. Chất lượng nông sản sạch, uy tín sẽ là điều mà bất cứ khách hàng nào yêu thích và tin dùng. Nhờ đó, nguồn thu của doanh nghiệp ngày càng được đảo bảo qua từng mùa vụ.
6.2. Tiềm Năng Kinh Doanh Nông Sản Sạch Trong Farmstay
Hiện nay trong mô hình farmstay, việc sản xuất nông sản sạch cũng rất được quan tâm. Mọi người vừa được du lịch trải nghiệm, vừa được thưởng thức nông sản yên tâm về chất lượng. Với tương lai xa hơn trong phát triển farmstay, nông sản sản xuất với số lượng lớn, liên kết các chuỗi sản xuất và tiêu thụ. Nông sản đến tay người tiêu dùng nhiều hơn. Vô cùng yên tâm về chất lượng.
Bạn có thể đến kiểm tra trực tiếp tại trang trại. Xu hướng của các doanh nghiệp kinh doanh nông sản sạch bây giờ là vừa sản xuất, vừa cho tham quan nông trại. Mục đích của việc này là quảng bá, cho người tiêu dùng tin tưởng vào sản phẩm. Việc kết hợp các chuỗi liên kết sản xuất và đầu ra cho sản phẩm giúp ngành nông nghiệp phát triển bền vững. Vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa mang lại lợi ích cho người tiêu dùng.
Hãy là người tiêu dùng thông minh khi lựa chọn nông sản sạch. Tất cả đều vì sức khỏe cho mọi người. Những mô hình nông sản trong farmstay trên thị trường cũng đang nỗ lực quảng bá cho sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Tiềm năng kinh doanh cũng không hề nhỏ khi mà nhu cầu thị trường vô cùng lớn. Hy vọng những kiến thức Defarm cung cấp hữu ích cho người đọc, giúp mọi người có cái nhìn tổng quan nhất về nông sản sạch. Theo dõi Defarm để tìm hiểu thêm các kiến thức về farmstay bạn nhé!
Sưu tầm-Defarm